Trước ngày giáng sinh - chương 2
"Mất ai đó ta yêu thương là điều thật kinh khủng, nhưng điều tệ nhất là chưa bao giờ gặp được một ai như thế." - Marc Levy
---
Nhịp đập của tim là gì?
Đó là những bó cơ mạnh mẽ nằm ở nút xoang ở tâm nhĩ phải. Có khả năng tạo ra các xung điện. Ở đây tim như một cỗ máy đập không bao giờ dừng trừ khi cơ thể sinh học mất đi sự sống.
Nhịp tim không chỉ là dấu hiệu của một cơ thể sống mà còn thể hiện được tâm trạng.
Anna Harris lần đầu trải qua mất người thân, lúc đó cô cảm giác nhịp tim đập mạnh đến nổi khiến cô suýt ngất.
Và cũng lần đầu khi cô yêu Jess, nhịp đập thổn thức khiến cô như được tiếp thêm siêu năng lực, lúc đó Anna nghĩ mình có thể nâng được cả Trái đất.
Anna thích tuần lộc, thích những hình vẽ ngộ nghĩnh về con vật này trong giáng sinh, còn Jess, cô nàng thích túi từ da cá sấu có khắc laser tuần lộc.
Sự khác biệt giữa họ không hẳn từ sở thích mà nằm ở suy nghĩ về thế giới. Một Anna ngọt ngào thích những điều nhỏ nhặt, còn Jess quá tham vọng, cô khao khát chen chân vào giới thượng lưu.
Tình yêu bắt đầu bằng sự lừa dối chính mình, sau đó là lừa dối cả thế giới rằng ta đang hạnh phúc, rằng đó là một sự đúng đắn. Nhưng từ lâu ta đã trật bánh khỏi đường ray. Tựa như một con tuần lộc bị đèn pha ô tô rọi vào, chỉ có thể chất trân tại chỗ. Và Anna bất động trong ánh sáng của Jess, thứ ánh sáng ấy chẳng thể như mặt trời mà chỉ là một hư ảnh của ngày đông. Khi người ta quá khao khát mặt trời để tự sưởi ấm.
Anna Harris có thể đã rời khỏi được Jess, nhưng gần hai năm rồi. Cô vẫn chưa yêu lại ai. Anna vẫn thích tuần lộc, vẫn thích xem các bộ hoạt hình rồi cô dùng những bài hát trong ấy dỗ những đứa bé trong bệnh viện.
Tính cách của Anna vẫn vui vẻ nhưng dường như nhịp đập thổn thức khi gặp tình yêu không còn.
Tối hôm đó, Anna tắt đèn đi ngủ. Nhưng vẫn không thể ngủ được. Cô không lo lắng về bài thi như cách thể hiện khi nãy với Kim, cô chỉ muốn Kim tạm dừng việc gạ bán cô cho ác quỷ tình yêu mà thôi.
Một mình là cảm giác như thế nào? Thực ra cũng không tệ... Nhưng mấy ai tránh khỏi cảm giác tủi thân? Trong những ngày giáng sinh, Anna chỉ biết lắp đầy thời gian bằng công việc.
Cô không muốn ra ngoài để bắt gặp các cặp đôi. Nhưng ở bệnh viện, Anna đã thấy nhiều cặp vợ chồng già không hề rời bỏ nhau. Như chính lời thề trong nhà thờ, chỉ có cái chết mới chia lìa được tình yêu.
Ở những cặp đôi ấy, tuy nhịp đập trái tim bị cơ thể sinh học cản trở nhưng cảm xúc giữa họ thì không. Đôi tay họ dẫu có dầy những nếp nhăn, những lần run rẩy vì bệnh tật thì vẫn đan vào nhau. Có thể cùng ai đó đi đến khoảnh khắc cuối đời đó là một may mắn.
Anna nhìn những cặp đôi ấy trong sự ngưỡng mộ. Cô cũng muốn có một tình yêu như thế, tuần lộc sống theo bầy, chúng không thể sinh tồn lẻ loi trong tự nhiên.
Đêm đó, chìm trong suy nghĩ của bản thân rồi lời nói của Kim lại vang lên. Luisa cũng cần tình yêu và khả năng than vãn.
Anna tải Tinder về di động.
Cô lướt ngón tay đọc các bình luận, có người gọi đây là ứng dụng ma quỷ. Đã tiếp tay cho những kẻ như Simon Leviev lừa gạt tình cảm. Nhưng cũng có người nói tinder chỉ là công cụ. Việc ta nhìn vào vẻ bề ngoài chẳng phải đã nằm trong tính toán của kẻ lừa gạt.
Anna thả một hơi cô không tiếp tục đọc bình luận nữa vì chỉ chìm vào những tranh cãi vô ích từ người khác. Khi ứng dụng cài xong, Anna hơi phân vân vì phải chọn ảnh. Cô không muốn để ảnh bản thân...
Trong thứ viện ảnh di động của cô ngoài các ảnh chụp từ bệnh viện thì chỉ toàn ảnh mèo. Anna tặc lưỡi, cô chọn bức ảnh con mèo làm ngã cây thông. Và bức ảnh thứ hai là con tuần học được choàng khăn len ở cổ. Đây là bức ảnh cô rất thích về tuần lộc.
Anna đặt biệt danh cho bản thân là "A. Tuần Lộc" viết tắt từ A trong tên cô.
Có gì đó hơi trẻ con thì phải? Anna nghĩ. Nhưng liền xua đi. Đây là con người cô đấy thôi. Thích xem hình ảnh hài hước về lũ mèo. Thích tuần lộc được vẽ dưới dạng hoạt hình với đôi mắt to tròn.
Đây chính xác là Anna, nếu cô chọn những bức ảnh được Tom, nhiếp ảnh gia nội bộ của bệnh viện chụp. Thì chắc chắn trang Tinder của cô sẽ được vô số lượt quẹt phải. Bởi đó là những bức ảnh được chỉnh sửa chuyên nghiệp, bức ảnh đó được trưởng khoa làm poster truyền thông ở hành lang bệnh viện, trong ảnh mọi người nhận xét Anna như một "thiên thần áo blouse".
Bức ảnh đó đẹp theo nhận xét của số đông. Nhưng lại đang thể hiện một ai khác, cô gái trong hình dường như chẳng sẽ thích được phim Disney hay tin rằng ông già Noel có tồn tại.
Anna nhìn lại lần nữa con mèo và chú tuần lộc của mình. Cô muốn viết vài từ gì đó để hiển thị nhưng phải viết gì bây giờ? Về sở thích? hay nói rằng mình không tìm bạn tình qua đêm? Anna mất vài phút suy nghĩ, cô chưa bao giờ giỏi trong việc này. Cô chưa bao giờ bị ngoại hình một người thu hút đến mức yêu người đó. Sở thích của cô thì chỉ xoay quanh công việc ở bệnh viện. Thật ra nếu viết như thế trông cũng rất "ngầu" nhưng Anna không muốn mang công việc ra làm thứ để thu hút người khác. Tình cảm không nên giống một cái bộ lọc (filter) mà người ta có thể tuỳ chỉnh mọi thứ theo ý họ. Việc nói quá rõ về bản thân thì đã tự biến mình thành một món hàng.
Anna xoay người trên giường, cô ném cái di động sang bên. Tự hỏi mình đang làm gì thế nhỉ? mọi chuyện có khi chẳng đi tới đâu và bản thân cô sẽ như đứa dở hơi.
Nhưng rồi Anna nhớ tới bộ phim hôm nay vừa xem.
"Khi bao quanh bởi sự đặc biệt, thật dễ dàng để cảm thấy bản thân không có gì đặc biệt"
Anna nhặt lại chiếc di động, cô quyết định gõ câu đó vào phần giới thiệu, khi đã xong Anna ấn vào đăng tải hồ sơ. Sau đó lần nữa Anna lại quăng chiếc di động sang một bên để đi ngủ.
Sáng hôm đó, chỉ mới bốn giờ sáng Anna đã bị gọi tới bệnh viện. Một vụ hỏa hoạn khiến hơn hai mươi người nhập viện. Khoa cấp cứu phải huy động những bác sĩ gần đó đến ngay.
Anna thay vội quần áo rồi đạp xe đạp đến bệnh viện, cô chỉ cách bệnh viện tầm 10 phút đạp xe.
Vừa đến nơi Anna đã bị cuốn phanh vào đợt sóng dữ của phòng cấp cứu. Bệnh nhân chỉ có tăng lên, đợt cháy dường như đã lan rộng hơn tưởng tượng.
Khoa cấp cứu đòi hỏi bác sĩ phải phán đoán nhanh tình trạng của bệnh nhân để đưa ra quyết định. Trong tình trạng quá tải bác sĩ bắt buộc phải phân chia bệnh nhân theo mức độ nguy hiểm đến mạng sống.
Đây là điều mọi bác sĩ đều cảm thấy tệ hại, họ phải quyết định nhanh mà còn phải sàng lọc những ai cần được chăm sóc nhiều hơn. Mọi quyết định sai lầm điều phải trả giá, cái giá đó có khi là sinh mạng một con người.
Anna nhận lấy phân công và lập tức hỏi thăm tình trạng bệnh nhân. Cần phải hỏi rõ ràng xem họ có bị ngã, cơ thể nơi nào đang bị đau, choáng hay hoa mắt không, tiền sử bệnh hoặc đang dùng thuốc gì, có nghi ngờ hoặc đang mang thai không,...
những câu hỏi đó giúp bác sĩ sàng lọc tạm thời. Tuy vậy vẫn có bệnh nhân vì hoảng loạn mà quên mất câu trả lời.
Chính vì thế cần những bước khám lâm sàn từ mạch, huyết áp, hô hấp, chuyển động đồng tử.
Anna lặp lại quy trình đó một cách nghiêm ngặt, ở những bệnh nhân lớn tuổi cô thật chậm rãi đặt câu hỏi. Còn hỏi thêm rất nhiều thứ để chắc chắn họ không quên mất điều gì. Anna hiện tại vẫn chỉ là một bác sĩ nội trú, những trường hợp không chắc chắn cô phải tìm bác sĩ trực thuộc báo cáo lại. Sai sót ở nghề y là thứ rất kinh khủng, chính vì thế Anna không ngại việc lắng nghe kể cả y tá.
Tuy vậy đây là bệnh viện và cái chết hiện diện mỗi ngày. Dù có cố gắng ra sao, sẽ luôn phải để mất đi ai đó. Sáng hôm đó Anna đã mất đi hai bệnh nhân của mình, mười giờ sáng. Anna mệt mỏi rót cốc cà phê nóng. Cô ngồi vào ghế, dáng người như muốn chảy ra.
Cô không quá mệt, cô chỉ buồn vì mất đi bệnh nhân. Trong khoa cấp cứu cái gì cũng phải nhanh. Nhưng nhanh đến đâu cũng không thể cứu tất cả bệnh nhân. Là bác sĩ, phải chấp nhận việc sẽ phải đọc thời gian tử vong. Nhưng chắc chắn không bao giờ có thể quen được với việc mất đi bệnh nhân. Bởi bác sĩ cũng là con người.
Anna lúc này đã quên hẳn vụ Tinder hôm qua, đối với cô lúc việc tìm người yêu không hề quan trọng.
Anna vốn thích khoa nhi, cô đã dự tính nộp đơn vào khoa này. Còn nhớ vài hôm trước, cô còn cùng các bạn nhỏ múa hát bài Let it go. Bài hát đã chiếm trọn yêu thích của trẻ em sau baby shark.
Anna chợt nhớ về cô bé 7 tuổi tên Joy đang điều trị ung thư đã dùng khăn giấy tự làm mái tóc giả dài như nhân vật Elsa. Cô bé cũng thích bài hát ấy, rồi còn tự diễn lại các cảnh trong phim.
Anna đã phụ họa với Joy, rồi còn giả giọng Olaf để chơi đùa cùng cô bé.
Từ đó về sau mỗi lần Joy đến bệnh viện tái khám Anna lại dùng giọng của Olaf để hỏi thăm cô bé.
Một niềm vui giữa họ, nhưng những niềm vui như thế ở bệnh viện cũng là một niềm đau. Càng gắn bó với bệnh nhân càng đau lòng khi chính ta không cứu được họ.
Khoa nhi khác với khoa cấp cứu. Nơi mà bác sĩ phải làm bạn với bệnh nhân để tạo ra sự thỏa mái nhất cho các bé. Ai mà có thể cầm lòng được khi thấy những đứa trẻ ra đời với đầy rẫy bệnh tật trên người?
Anna đã không cầm được nước mắt khi Joy ra đi.
Cốc cà phê đã uống xong, dù chưa hết 15 phút nghỉ ngơi nhưng Anna quyết định trở lại làm việc. Trên hết cô là một bác sĩ.
---
Note: đây vẫn là những sự việc diễn ra trước 2 tháng. Những chương đầu sẽ thuật lại phi tuyến tính.
Tham gia cuộc trò chuyện